Quỹ đất là một thuật ngữ vô cùng phổ biến trong lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết quỹ đất là gì? Đơn vị nào quản lý quỹ đất? Những quy định pháp lý liên quan?
Quỹ đất là gì? Đó là một khái niệm để chỉ diện tích đất hiện tại của một đơn vị, địa phương bao gồm tất cả những loại hình đất đai có chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các ban ngành, tổ chức.
Quỹ đất được sử dụng để xây dựng bệnh viện, trường học, nhà ở, khu công nghiệp, khu nghỉ dưỡng, công ty,… Quỹ đất được phân chia cho các đối tượng cụ thể để sử dụng vào mục đích phù hợp, đảm bảo tuân thủ các điều kiện trong luật đất đai.
Trong trường hợp quỹ đất sử dụng cho mục đích khai thác trồng trọt, thì cần dựa vào tính chất của nhóm đất đó và kế hoạch sử dụng đất hàng năm của địa phương đã được phê duyệt. Đối với những quỹ đất còn trống, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp tục phân chia cho những đối tượng đang cho nhu cầu.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, quỹ đất được chia thành nhiều loại khác nhau. Trong đó, có hai loại phổ biến là quỹ đất công và quỹ đất sạch.
Trong đó, dù chưa được quy định rõ ràng trong Luật đất đai 2013, nhưng theo các điều luật liên quan, quỹ đất công là phần đất thuộc quyền sở hữu đất của toàn dân, do cơ quan Nhà nước đại diện làm chủ sở hữu và được dùng cho các mục đích đa dạng như mục đích công cộng, đất giao thông, quốc phòng an ninh, đất có di tích lịch sử văn hoá,…
Quỹ đất sạch chỉ những diện tích đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư và giải phóng mặt bằng theo như kế hoạch đã được thông qua từ trước. Quỹ đất sạch có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, thu hút nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp.